BÁC SỸ HỒNG - BÁC SỸ ĐA KHOA TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
MENU
Danh mục sản phẩm
03/06/2022 - 9:16 AMBác sỹ Hồng 317 Lượt xem

Chỉ số acid uric trong máu là một chỉ số không xa lạ gì với những người bệnh gút (gout). Nhiều người bệnh, khi sử dụng thuốc điều trị đều chỉ quan tâm đến chỉ số này, thậm chí đều đặn đi xét nghiệm chỉ mình chỉ số này mà không cần các xét nghiệm khác để vừa nhanh gọn, vừa tránh tốn kém. Điều này cũng không khác gì những người bị đái tháo đường chỉ quan tâm đến chỉ số Glucose huyết.

Nếu như người bệnh đái tháo đường có máy đo đường huyết để theo dõi đường huyết của mình ngay tại nhà, thì nay những người bệnh gút cũng có những máy có thể đo acid uric máu ngay tại nhà, có thể mang đi du lịch, hay dùng để kiểm tra nhanh xem các thực phẩm mình vẫn ăn ảnh hưởng như thế nào đến acid uric máu.

Vì vậy có thể nói, chỉ số acid uric máu là một chỉ số được các bệnh nhân cũng như bác sỹ coi là duy nhất để theo dõi tình trạng bệnh. Và đa phần mọi người gần như không biết cũng như không quan tâm đến 1 chỉ số cũng quan trọng không kém là chỉ số acid uric niệu hay còn gọi là acid uric trong nước tiểu.

Vậy 2 chỉ số này có liên quan đến nhau như thế nào và có vai trò gì trong điều trị và kiểm soát bệnh gút?

Một hiểu lầm dễ gặp không chỉ ở người bệnh mà còn gặp ở đội ngũ bác sỹ là: "Acid uric máu cao hơn chỉ số bình thường thì là bệnh gút". 

Tại sao đây được coi là hiểu lầm, bởi nếu 1 người sau những bữa ăn nhiều đạm, đi xét nghiệm acid uric máu thấy cao, một bác sỹ chuyên khoa khớp sẽ không kết luận luôn là bị gút mà sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, và acid uric máu cao chỉ là 1 trong 6 tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh gút.

Tuy nhiên với những người đã được chẩn đoán xác định là gút với những cơn đau điển hình, các hạt tophi rõ thì chỉ số acid uric máu đương nhiên được quan tâm và không phải bàn cãi.

Các thuốc hiện nay trên thị trường, gồm nhiều loại thuốc, tuy nhiên, thường xuyên được sử dụng thì có thể chia làm 2 nhóm chính: 1 là nhóm điều trị đợt cấp của gút, bao gồm các thuốc có tác dụng làm giảm cơn đau do gút, thuốc được sử dụng đầu tay là Colchicine, ngoài ra có thể dùng các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs như Diclofenac, Meloxicam, Tenoxicam, Paracetamol, ... hoặc thuốc nhóm Steroid như Prednisolon, Methylprednisolon. Nhóm thứ 2 là thuốc làm giảm acid uric máu, thường gồm Allopurinol và Febuxostat, có tác dụng ức chế men Xanthine oxidase, hiểu nôm na là trong chuỗi chuyển hoá từ Purin thành Acid uric, thuốc này sẽ cắt đứt 1 mắt xích chuyển hoá đó để cơ thể không tạo ra acid uric nữa. Nhóm thuốc thứ 3 có được nhắc đến trong y văn, tức là trong các sách giáo khoa của các trường y nhưng lại không tìm thấy trên thị trường đó là thuốc Probenecid, tác dụng là tăng đào thải acid uric qua đường tiểu. Nhóm thứ 4 được nhắc đến như 1 giải pháp cứu cánh cho người bệnh gút là Pegloticase với biệt dược là Krystexxa với tiền thân là Rasburicase, tuy nhiên Pegloticase lại khá đắt đỏ, với giá khoảng 2500$, liều dùng 2 ống 1 tháng, một năm rơi vào khoảng 1,2 tỉ đồng nên thị trường Việt Nam chưa tiếp cận được, chủ yếu được xách tay từ thị trường Mỹ sang.

Vì các thuốc được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay vẫn là Allopurinol hay Febuxostat nên các chỉ số được quan tâm chính vẫn là acid uric máu. Khi dùng duy trì đều đặn 3- 6 tháng acid uric máu sẽ giảm, và khi giảm xuống dưới 320 micromol/lít thì muối urat trong khớp mới từ từ hoà tan vào trong máu để đào thải ra ngoài theo đường niệu hoặc mồ hôi. Vì vậy nếu duy trì dưới 420 micromol/lít mà vẫn trên 320 micromol/lít thì vẫn chỉ đảm bảo mục tiêu là không tăng thêm lắng đọng urat vào trong khớp và hạn chế được các cơn gút cấp chứ không thể làm nhỏ đi các hạt Tophi hay lượng muối urat đang tồn tại trong khớp, chỉ khi nào nhỏ hơn 320 micromol/lít thì quá trình hoà tan muối urat từ khớp ra máu mới diễn ra để đảm bảo giảm được kích thước các hạt Tophi. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng Allopurinol hay Febuxosat, nồng độ acid uric máu sẽ thay đổi đột ngột dẫn đến kích hoạt phản ứng viêm và gây nên cơn gút cấp. Điều này lý giải vì sao trong những tháng đầu sử dụng các thuốc này, cơn gút cấp đến mau hơn. 

 

Thuốc gút Bác sỹ Hồng thì tham gia vào quá trình nào của các chuyển hoá này?

Chúng ta đã biết hành trình của acid uric nên muốn tấn công vào bệnh phải đánh vào các cửa ngõ của chúng.

Cửa ngõ đầu tiên: đầu vào để hình thành nên acid uric. Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, ... được coi là nguồn có nhiều Purin để chuyển hoá thành acid uric nên thực hiện chế độ ăn kiêng tốt là hạn chế được đầu vào. Nếu không can thiệp được khâu này, những khâu sau hầu như rất vất vả, giống như người muốn giảm cân mà vẫn tiếp tục ăn uống với lượng calo lớn thì quá trình giảm cân sẽ cực kỳ vất vả.

Cửa ngõ thứ 2: từ Purin chuyển thành acid uric. Allopurinol hay Febuxostat là chiến binh chốt ở cửa ngõ này nhằm làm Purin không chuyển thành acid uric. Pegloticase hay Rasburicase thì chuyển hoá Acid uric thành Allantoin - chất hoà tan tốt hơn 5 -20 lần acid uric nên sẽ nhanh chóng đưa acid uric về thấp, nhóm thuốc này được các bác sĩ chuyên khoa khớp gọi với cái tên: thuốc huỷ urat hay Uricase.

Cửa ngõ thứ 3: đào thải acid uric qua đường tiểu. Thông thường hàng ngày acid uric vẫn được đào thải đều đặn qua đường tiểu. Một số thuốc lợi tiểu gây cản trở quá trình đào thải acid uric qua đường tiểu làm acid uric ở lại trong máu làm acid máu tăng cao, lâu dài tích luỹ trong các khớp và gây nên bệnh gút cũng như làm to lên các hạt Tophi. Rượu bia được các bác sỹ không đúng chuyên ngành hiểu nhầm là nguồn Purin nhưng thực chất lại không phải vậy. Rượu bia với sản phẩm chuyển hoá của nó là các xeton, gây ức chế đào thải acid uric máu qua đường tiểu và làm tăng acid uric máu. Tại cửa ngõ này, Probenecid từng được coi là một dũng sĩ nhưng hiện nay không thể tìm thấy trên thị trường do các tác dụng không mong muốn quá lớn, tương tác với các thuốc khác rất nhiều. Tại cửa ngõ cuối cùng này, các nhà khoa học nhận thấy 1 điều rằng với những bệnh nhân mắc các bệnh về thận làm cản trở quá trình đào thải này cũng sẽ gây nên tình trạng tăng acid uric và gây nên bệnh gút.

Thuốc gút Bác sỹ Hồng sẽ tác động đồng thời vào 2 quá trình: 1 là tăng cường vận chuyển muối urat từ trong khớp vào máu và 2 là tăng cường đào thải qua đường niệu. Do 2 quá trình này nên khi sử dụng thuốc gút Bác sỹ Hồng, acid uric máu sẽ tăng cao hơn bình thường, khi dùng thời gian dài, lượng muối urat tại các khớp giảm đi đáng kể, các hạt Tophi cũng giảm đi thì lượng acid uric trong máu sẽ ổn định ở mức thấp. Quá trình tăng cường đào thải ở đường niệu sẽ dẫn đến acid uric niệu sẽ tăng cao. Vì vậy lúc này xét nghiệm acid uric niệu tỏ ra có tác dụng để theo dõi quá trình diễn biến ở bệnh. Nếu như các thuốc giảm đau, hay các thuốc nhóm ức chế Xanthine Oxidase không có tác dụng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiểu thì xét nghiệm acid uric niệu hầu như không có ý nghĩa. Trong điều trị bằng thuốc gút Bác sỹ Hồng, ngoài chỉ số acid uric máu (thường tăng cao giai đoạn đầu) thì chỉ số acid uric niệu cũng phản ánh quá trình đào thải tích cực của thận. 

Vì tác dụng của thuốc gút Bác sỹ Hồng nên bệnh nhân thường gặp phải tình trạng: cơn gút cấp tăng trong thời gian đầu (công thuốc) và giảm và thưa các cơn gút giai đoạn sau, đồng thời acid uric máu cũng tăng trong giai đoạn đầu và giảm giai đoạn sau, tuy rằng vẫn dùng rượu gút trong bình. Với những bệnh nhân có tiền sử bệnh nhiều năm, quá trình này diễn ra trong thời gian tương đối dài, tỉ lệ thuận với lượng muối urat tích tụ trong cơ thể cũng như việc kiêng khem đầu vào. Với những bệnh nhân mới mắc bệnh, quá trình này có thể rút ngắn, hoặc không thấy tình trạng công thuốc cũng như không thấy acid uric máu tăng vọt mà giảm luôn.

 

Xem chi tiết về Thuốc gút Bác sỹ Hồng tại: 

https://bacsyhong.vn/san-pham/thuoc-gut-bac-sy-hong/thuoc-gut-bac-sy-hong.html

Tin liên quan
Bài xem nhiều

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Video

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Undefined offset: 1

Filename: includes/right.php

Line Number: 187


Tin nổi bật
Lạc nội mạc tử cung gây vô sinh và những câu chuyện oái oăm giờ mới kể - Bác sỹ Hồng Lạc nội mạc tử cung gây vô sinh và những câu chuyện oái oăm giờ mới kể - Bác sỹ Hồng
Lạc nội mạc tử cung không phải là bệnh lạ nhưng ngay cả bác sỹ khoa sản cũng ít gặp những câu chuyện oái oăm như thế này vì họ nghĩ rằng đó không phải...
Bốc hoả ở phụ nữ tiền mãn kinh Bốc hoả ở phụ nữ tiền mãn kinh
Ở cái tuổi mà người phụ nữ ai cũng phải trải qua. Thời trẻ thì đẹp xinh duyên dáng. Đến khi lấy chồng sinh con thì vóc dáng thay đổi. Đến tuổi tiền mãn...
Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu với người bệnh Gút Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu với người bệnh Gút
Thông thường, khi bị gút, người bệnh thường theo dõi chỉ số acid uric trong máu mà không biết còn 1 chỉ số nữa là acid uric trong nước tiểu cũng có ý nghĩa vô...
Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong và nghệ như thế nào cho đúng? Bác sỹ Hồng giải đáp cặn kẽ Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong và nghệ như thế nào cho đúng? Bác sỹ Hồng giải đáp cặn kẽ
Nhiều bạn khi muốn dùng nghệ và mật ong để trị bệnh dạ dày đã hỏi tôi, dùng nghệ đen hay nghệ vàng, và dùng liều lượng, tỉ lệ thế nào. Bài viết này sẽ...
Bác Sỹ Hồng
Địa chỉ: Số nhà 16, ngách 16/50 Đỗ Xuân Hợp, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0356129535
Email: nguyenhoangtanhong@gmail.com
Website: https://bacsyhong.vn/
Sáng chế - giải thưởng
Mạng xã hội
Facebook youtube google instagram

Đang online:

1

Hôm nay:

8

Tháng này:

602

Lượt truy cập:

29708
0356129535
messenger icon zalo icon